Ủy thác và nhận ủy thác
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH BẢO LÃNH TÍN DỤNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH BẠC LIÊU
- Căn cứ quyết định 2258/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc thành lập Quỹ Bảo lãnh, để vay vốn của Ngân hàng thương mại;
- Căn cứ Hợp đồng Ủy thác số 01/2016/HĐUT-QBL ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Quỹ Bảo lãnh tỉnh Bạc Liêu về việc ủy thác thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng năm 2016 của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bạc Liêu.
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn thủ tục thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt DNNVV) như sau:
- Là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo qui định tại NĐ 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009.
- Các hợp tác xã, Liên hiệp các hợp tác xã.
- Các chủ trang trại hoạt động trên các lĩnh vực: Nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, chăn nuôi, sản xuất giống các loại và đã được đăng ký kinh doanh theo qui định hiện hành của nhà nước.
- Các hộ gia đình kinh doanh cá thể.
2. Lĩnh vực ngành nghề không được BLTD:
- Kinh doanh chứng khoán.
- Kinh doanh bất động sản.
3. Lĩnh vực ngành nghề được BLTD:
- Bao gồm các lĩnh vực SXKD, dịch vụ, tư vấn thuộc các lĩnh vực loại trừ kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản.
- Riêng các lĩnh vực xây dựng: nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà cho công nhân và sinh viên thuê, xây dựng nghĩa trang xem xét BLTD.
- Do nguồn vốn có hạn nên hàng năm căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quỹ Bảo lãnh xác định đối tượng, lĩnh vực ngành nghề ưu tiên thực hiện bảo lãnh tín dụng.
4. Điều kiện được BLTD:
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
- Có tổng giá trị tài sản để thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay.
5. Mức bảo lãnh tín dụng:
- Tối đa bằng 80% khoản chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại NHTM.
- Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu hiện có của Quỹ.
6. Thời hạn bảo lãnh tín dụng:
- Được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng.
7. Phí bảo lãnh tín dụng bao gồm:
- Phí thẩm định hồ sơ bảo lãnh tín dụng bằng 100.000đồng (Một trăm ngàn đồng).
- Phí bảo lãnh tín dụng bằng 0,5%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh tín dụng theo quy định.
8. Hồ sơ đề nghị BLTD:
1- Đơn xin BLTD của khách hàng (có mẫu qui định).
2- Hồ sơ pháp lý.
a) Điều lệ hoạt động của DNNVV - trừ DNNVV tư nhân (bản sao y của DNNVV);
b) Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị; Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng; Nghị quyết bầu trưởng ban quản trị Hợp tác xã; Nghị quyết bầu hoặc Quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm, kế toán trưởng hợp tác xã (bản sao y của DNNVV);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực);
d) Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề pháp luật quy định phải có giấy phép (bản sao chứng thực);
* DNNVV chỉ gửi hồ sơ pháp lý đến Quỹ Bảo lãnh trong lần bảo lãnh đầu tiên và gửi bổ sung khi các tài liệu trong hồ sơ thay đổi nội dung, số liệu.
đ) Về thay đổi người đại diện trước pháp luật của các bên trong quan hệ bảo lãnh:
Khi Bên bảo lãnh hoặc Bên được bảo lãnh có thay đổi người đại diện trước pháp luật thì các Hợp đồng liên quan đến bảo lãnh vay vốn và Chứng thư đã phát hành vẫn có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên Bên có thay đổi phải có thông báo chính thức (bằng văn bản) cho các bên có liên quan về thời điểm thay đổi người đại diện trước pháp luật, các thông tin cá nhân, đăng ký chữ ký của người đại diện mới làm căn cứ cho việc thực hiện các giao dịch tiếp theo.
3- Hồ sơ tài chính.
Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm gần nhất (bản sao của DNNVV); kèm theo kết luận của đơn vị kiểm toán - nếu có (bản sao chứng thực).
4- Hồ sơ dự án đầu tư, phương án SXKD.
4.1 Hồ sơ dự án đầu tư:
a) Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình) hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình (trường hợp dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng) được lập theo quy định của pháp luật (02 bộ);
b) Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng trở lên(bản sao chứng thực);
c) Quyết định đầu tư - nếu có (bản chính);
d) Văn bản của cơ quan thẩm quyền về các nội dung liên quan dự án:
- Giấy phép xây dựng;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê đất trong khu công nghiệp(bản sau chứng thực);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt- nếu phải có theo qui định(bản sau chứng thực);
- Giấy phép khai thác tài nguyên - đối với dự án khai thác tài nguyên (bản sao chứng thực);
- Các giải pháp thiết kế về phòng cháy chửa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt(bản sao chứng thực).
+ Đối với dự án đầu tư mua sắm thiết bị lẻ, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp: Tùy từng trường hợp, nếu không phải xin thêm đất thì hồ sơ dự án thông thường chỉ gồm báo cáo phương án đầu tư và quyết định phê duyệt phương án hoặc dự án đầu tư và quyết định phê duyệt dự án đầu tư trong trường hợp các công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng.
đ) Một số hồ sơ thủ tục có thể nợ khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn, DNNVV có thể nợ, nhưng phải bổ sung đầy đủ trước khi:
- Quỹ Bảo lãnh phát hành Chứng thư bảo lãnh đối với loại hồ sơ thủ tục là: Quyết định đầu tư.
- Quỹ Bảo lãnh thực hiện công chứng Hợp đồng bảo đảm bảo lãnh, đăng ký giao dịch bảo đảm và phát hành chứng thư bảo lãnh đối với loại hồ sơ thủ tục là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4.2. Hồ sơ phương án SXKD:
Phương án SXKD(bản chính) theo mẫu của Quỹ Bảo lãnh (Mẫu số 02/BLNH – PAKD) và các tài liệu liên quan đến phương án SXKD (nếu có).